Tóm tắt bài viết
Hiệu chỉnh bề mặt sơn xe là một trong những dịch vụ chăm sóc xe “hot” hiện nay. Để mọi người hiệu rõ về dịch vụ này, Tearu xin chia sẻ một số thông tin, mọi người tham khảo.
Hiệu chỉnh bề mặt sơn là gì?
Là hiệu chỉnh hoặc loại bỏ các khiếm khuyết của lớp sơn thông qua một số cách đơn giản như sửa, đánh bóng bằng mắt.
Các khiếm khuyết của lớp sơn thường là vết xước, trầy, vết đá dăm, lỗi vỏ cam, ăn mòn do axit… Bằng mắt thường, sẽ rất khó nhận ra những vết xước này. Nếu sử dụng kính hiển vi quan sát, ta sẽ nhận thấy rõ được các khiếm khuyết này. Nhiều bề mặt lồi lõm tạo nên một vết xước tưởng như chỉ là vết trầy nhẹ.
Mục tiêu của quá trình hiệu chỉnh bề mặt sơn là sửa chữa và loại bỏ sự không hoàn hảo trên bề mặt sơn xe trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn của sơn.
Các bước hiệu chỉnh bề mặt sơn xe
Bước 1: Rửa xe ô tô và Clay bề mặt
Đây là giai đoạn đầu và quan trọng, nó tạo ra hiệu suất cho toàn bộ các bước tiếp theo của quy trình. Rửa xe làm sạch bề mặt và giúp phát hiện lỗi sơn rõ ràng hơn. Lưu ý sử dụng nước rửa xe chuyên dụng để rửa, không sử dụng xà phòng… Cuối cùng dùng đến đất sét tẩy bụi sơn để Clay bề mặt lấy các chất bẩn nằm sâu bên trong kẽ sơn ra.
Bước 2: Nhận định tình trạng bề mặt sơn
Tiến hành kiểm tra bề mặt sơn, đánh dấu các vị trí cần xử lý, dán băng keo bảo vệ các vệ trí không xử lý, tránh hỏng hóc.
Bước 3: Xóa lỗi vỏ da cam và làm phẳng bề mặt nếu cần
Trong một số trường hợp, việc xóa các vết xước và đánh bóng khó có thể loại bỏ hoàn toàn những vấn đề lỗi trên bề mặt sơn.. Do đó, những vết xước sâu và bề mặt lỗi vỏ da cam cần phải xử lý bằng kỹ thuật đặc biệt là xả nhám nước (Wet sanding).
Công đoạn này nhằm loại bỏ đi lớp bề mặt của lớp sơn bóng để tạo bề mặt hoàn toàn nhẵn mịn.
Bước 4: Đánh bóng xóa các vết xước và các khuyết tật trên bề mặt sơn
Phụ thuộc vào tình trạng sơn, độ dày mỏng khác nhau, để từ đó các kỹ thuật viên đưa ra giải pháp đánh bóng phù hợp. Mục tiêu là loại bỏ các quầng xoáy, xóa bỏ các vết xước mịn, các quầng 3 chiều.
Các yếu tố liên quan đến chất lượng đánh bóng là máy đánh bóng, pad đánh bóng, phớt đánh bóng và trình độ kinh nghiệm của kỹ thuật viên.
Bước 5: Đánh bóng hoàn thiện bề mặt sơn
Sau khi bề mặt sơn đã hoàn toàn được loại bỏ các vết xước và các lỗi (thông thường từ 80% – 90%, để lớp sơn đạt độ bóng tối đa, bề mặt có chiều sâu màu thì phải qua bước đánh bóng hoàn thiện, đó là sự kết hợp của máy đánh bóng 2 tua và Bát bóng cuối.
Bước 6: Vệ sinh
Vệ sinh các khe kẽ sau khi hiệu chỉnh sơn xe, đặc biệt là các khe ở cửa ra vào, logo,…
Bước 7: Phủ lớp bảo vệ sơn xe sau khi hiệu chỉnh bề mặt sơn
Đây là bước cuối cùng để bảo vệ sơn xe lâu dài. Một số các giải pháp như dùng Wax, phủ Paint Sealant,… nhưng nếu bạn có nhu cầu bảo vệ sơn xe dài lâu thì bạn nên tìm hiểu công nghệ phủ nano ceramic.
Mẹo hay: Bí quyết chống gỉ sét sau khi xe ô tô bị dầm mưa cho các bác tài!
Một số lưu ý khi hiệu chỉnh bề mặt sơn xe
- Đo độ dày bề mặt sơn là cực kỳ quan trọng trước khi hiệu chỉnh bề mặt sơn. Lớp sơn hoặc lớp sơn bóng trên xe bạn nhỏ hơn rất nhiều so với độ dày của mảnh giấy. Vì thế, cần phải biết làm việc với cái gì trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm hay quy trình gây hấn nào để loại bỏ các khiếm khuyết hiện có.
- Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng đồng hồ đo độ dày sơn xe trước và sau mỗi lần đánh bóng. Công đoạn đo này cực kỳ hữu ích trong việc xác định bề mặt sơn bóng còn tồn tại là bao nhiêu % và kiểm tra, phát hiện được sự dụng chất sơn bề mặt thân xe không đúng cách sau khi sửa chữa.
- Để đạt được độ bóng tốt nhất, toàn bộ bề mặt có thể phải được đánh bóng rất nhiều lần. Ngoài ra còn phải sử dụng các sản phẩm và kỹ thuật hiệu chỉnh bề mặt sơn. Do đó kỹ thuật phải thực sự giỏi về chuyên môn.
- Cần có không gian đủ sáng, điều kiện phòng ốc tiện nghi.
- Sau khi hiệu chỉnh tốt nhất bạn nên trang bị thêm một lớp phủ ceramic để giữ được nước sơn và tăng độ bóng của bề mặt sơn.
Một số thông tin chia sẻ về hiệu chỉnh bề mặt sơn xe, hi vọng hữu ích cho các bạn.