Tóm tắt bài viết
Sơn ô tô là một trong những tiêu chí đánh giá ngoại thất ô tô trực quan nhất. Tuỳ mỗi hãng khác nhau, màu sơn, chất lượng sơn có thể khác nhau nhưng về bản chất, kết cấu các lớp sơn đều dựa trên mộ nguyên tắc chung. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của các lớp sơn ô tô, cùng tham khảo nhé!
Cấu tạo của các lớp sơn ô tô

Ô tô thông thường sẽ có 4 lớp sơn, tính từ bề mặt kim loại ra ngoài lần lượt là: Sơn điện ly ED (Electrocoat), sơn lót (primer), sơn màu (basecoat) và cuối cùng là lớp bóng (clearcoat) để bảo vệ.
1. Sơn điện ly ED (Electrocoat)
Về cơ bản, lớp sơn điện ly là lớp sơn vững chắc, bền bỉ và phủ lên mọi ngóc ngách của bề mặt khung vỏ, giúp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi những tác nhân hoá học ăn mòn.
2. Sơn lót (Primer)

Sau khi được phủ lớp sơn điện ly, bề mặt sau khung vỏ có thể có những khuyết điểm và không đồng đều bề mặt. Lớp sơn lót giúp che phủ khuyết điểm đó, làm bằng mặt phẳng sơn điện ly giúp bám các lớp sơn sau tốt hơn và bề mặt vỏ được min màng hơn.
Nguyên nhân thứ 2 cần có sơn lót và ở lớp sơn tiếp theo có những mảnh ngọc trai, mảnh kim loại, có thể gây ảnh hưởng đến lớp sơn ED và bề mặt kim loại. Sơn lót có kết cấu đàn hồi háp thu lực tác động, ngăn không cho các phoi kim loại, ngọc trai đâm thủng và gây ảnh hưởng đến lớp sơn ED và bề mặt kim loại.
3. Sơn màu (basecoat)
Đây là lớp sơn tạo nên màu sắc cho những chiếc xe. Những hoa văn đặc thương hiệu hay những kiểu sơn classsic đều từ lớp sơn này mà ra. Muốn đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, lớp sơn này sẽ có những tính chất như độ bóng nhất định, tương phản với ánh sáng và chịu được nhiệt độ khi xe để ngoài trời nắng.
Khi cần những lấp lánh hay tương phản đặc biệt, người ta trộn thêm phoi ngọc trai, mảnh kim loại và thuốc trộn cùng sơn này theo tỷ lệ nhất định của từng hãng rồi phun lên bề mặt khung vỏ.
4. Sơn bóng (clearcoat)

Đây là lớp sơn ngoài cùng trên khung vỏ xe ô tô. Lớp sơn bóng có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hoá của mo trường lên các lớp sơn phía trong, ngăn ngừa sự ảnh hưởng của tia cực tím sẽ làm làm hỏng lớp sơn màu và cuối cùng sẽ làm tăng độ bóng cho xe ô tô
Cách bảo vệ lớp sơn xe ô tô đúng cách và hiệu quả

Lớp sơn ô tô không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn là lớp bảo vệ giúp chống lại các tác động của môi trường như nắng, mưa, bụi bẩn và hóa chất. Tuy nhiên, theo thời gian, nếu không được chăm sóc đúng cách, lớp sơn dễ bị phai màu, trầy xước hoặc xuống cấp. Dưới đây là các phương pháp giúp bảo vệ lớp sơn xe ô tô một cách hiệu quả.
Rửa xe đúng cách và định kỳ

Rửa xe là việc làm cơ bản nhưng nếu thực hiện không đúng cách có thể gây hại cho lớp sơn. Cần sử dụng dung dịch rửa xe chuyên dụng thay vì các chất tẩy rửa gia dụng như nước rửa chén, vì chúng có thể làm mòn lớp bảo vệ sơn. Ngoài ra, nên dùng khăn lau xe chuyên dụng microfiber hoặc mút rửa xe chất lượng để tránh trầy xước bề mặt. Thời điểm rửa xe cũng rất quan trọng không nên rửa xe khi thân xe còn nóng hoặc dưới trời nắng gắt.
Dưỡng và phủ bóng định kỳ

Sử dụng dung dịch dưỡng bóng và bảo vệ bề mặt sơn xe chuyên dụng để tạo một lớp bảo vệ bên ngoài sơn xe giúp chống lại tác động của tia UV, nước mưa axit và bụi bẩn. Việc dưỡng sơn định kỳ giúp giữ độ bóng cho xe và hạn chế tình trạng phai màu. Tần suất nên thực hiện khoảng 2 đến 4 tuần một lần tùy theo điều kiện sử dụng xe.
Phủ ceramic hoặc phủ graphene

Đây là phương pháp bảo vệ sơn chuyên nghiệp bằng cách phủ một lớp màng cứng lên bề mặt sơn. Ceramic hoặc graphene có khả năng chống trầy xước nhẹ, chống bám nước, dễ dàng vệ sinh và giữ màu sơn bền hơn trong thời gian dài. Phủ ceramic thường duy trì hiệu quả từ 1 đến 3 năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Dán film bảo vệ sơn (PPF)
Film bảo vệ sơn là lớp màng trong suốt được dán trực tiếp lên bề mặt xe, có khả năng chống đá văng, trầy xước và tia UV cực kỳ hiệu quả. PPF thường được sử dụng cho các xe mới, xe cao cấp hoặc những chủ xe mong muốn bảo vệ tuyệt đối cho lớp sơn. Tuy nhiên, chi phí dán PPF thường cao hơn so với các phương pháp khác.
Tránh các tác nhân gây hại cho sơn

Một số thói quen tưởng chừng nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ lớp sơn. Ví dụ: không nên để xe lâu dưới trời nắng gắt, tránh đậu xe dưới cây có nhựa hoặc nơi dễ bị phân chim rơi vào. Nếu phát hiện vết bẩn hoặc phân chim bám lên xe, cần rửa sạch ngay vì axit trong các chất này có thể làm hỏng sơn rất nhanh.
Kết luận:
Việc bảo vệ lớp sơn xe ô tô cần được thực hiện ngay từ khi xe còn mới và duy trì thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng. Tùy theo ngân sách và nhu cầu, chủ xe có thể chọn các giải pháp phù hợp từ đơn giản như dưỡng sơn tại nhà cho đến chuyên nghiệp như phủ ceramic hoặc dán PPF. Một lớp sơn được bảo vệ tốt không chỉ giúp xe luôn đẹp như mới mà còn nâng cao giá trị khi cần chuyển nhượng.
Vừa qua là những thông tin về cấu tạo của các lớp sơn ô tô. Muốn biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với Tearu để được tư vấn nếu cần những thiết bị, dụng dụ hay dung dịch chăm sóc xe nhé!
Thông tin cần biết: Dán decal xe ô tô và những điều cần biết – Xem chi tiết!