Tóm tắt bài viết
Cầu rửa xe ô tô truyền thống vẫn là sự lựa chọn cho nhiều tiệm rửa xe ô tô có vốn đầu tư không được dư giả. Trong nội dung bài viết dưới đây, Tearu xin chia sẻ cách xây cầu rửa xe an toàn nhất, mọi người tham khảo nhé!
Cách xây cầu nâng rửa xe ô tô
Ưu nhược điểm của bệ nâng rửa xe ô tô bê tông
Trước khi xây cầu rửa xe bằng xi măng, bê tông thì mọi người cần nắm rõ những ưu điểm cũng như nhược điểm của loại cầu tự xây như sau.
Về ưu điểm
Cầu bê tông có giá thành rẻ hơn so với làm cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô. Loại cầu này có khả năng chịu tải lớn, nếu cầu nâng rửa xe 1 trụ phù hợp cho xe oto con, xe du lịch khoảng 4 tấn thì cầu bê tông có thể tải được những xe có trọng lượng lớn như xe tải, xe khách hạng lớn. Không phải mất tiền phí chôn trụ nâng, trường hợp mặt bằng thuê bị lấy lại hoặc di chuyển thì chỉ cần đập đi, không mất nhiều chi phí.
Về nhược điểm
Thì loại cầu rửa xe truyền thống xe ô tô con lên xuống khá khó khăn, chiếm nhiều diện tính và không chuyên nghiệp.
Cụ thể so sánh cầu nâng một trụ rửa xe và bệ nâng bằng bê tông như sau
Tiêu chí so sánh | Cầu nâng 1 trụ rửa xe | Cầu rửa xe bê tông |
Khả năng linh động | Cầu được chôn cố định nhưng vẫn có thể tháo gỡ và di dời đến vị trí khác và lắp đặt lại để sử dụng. | Được xây cố định, không thể di dời được, chỉ có thể đập bỏ đi làm lại. |
Độ bền | Ty cầu nâng dù là nội địa hay nhập khẩu đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất liệu tốt, tuổi thọ cao. | Dễ bị sứt mẻ, vỡ do va chạm trong quá trình sử dụng. |
Độ dốc và chiều cao | Độ dốc thấp, nâng hạ lên xuống sát mặt đất nên dễ dàng cho xe đậu nên bàn mặt cầu nâng và thuận tiện cho việc vệ sinh trên nóc hay dưới gầm xe | Do độ dốc cao, chiều cao không thể thay đổi khó khăn cho việc đậu xe và vệ sinh dưới gầm xe. |
Tính an toàn theo thời gian | Ty cầu nâng vàbộ bàn nâng được phủ lớp sơn tốt, do đó tránh được tình trạng trơn trượt không đáng có xảy ra. | Qua 1 thời gian sử dụng nếu không được vệ sinh thường xuyên thì bệ bê tông có thể bị trơn trượt, không được an toàn. |
Ghi chú: Với những ưu điểm, nhược điểm trên mọi người cần cân nhắc có nên xây cầu rửa xe hay không. Lựa chọn cho tiệm rửa xe của mình phương án tốt nhất.
Hướng dẫn cách xây cầu rửa xe bê tông
Khi bạn quyết định xây cầu rửa xe bê tông để dành tiền đầu tư vào trang thiết bị khác cho tiệm, có thể tham khảo cách xây cầu xi măng như sau.
Trường hợp xây bệ cầu rửa xe
- Xây hai thành bệ cầu với chiều rộng 80cm, chiều cao (0,8-1)m, chiều dài hai thành khoảng 8m với chiều rộng lọt lòng cũng vào khoảng 0,8-1m.
- Hai đầu của cầu rửa xe bê tông có thể xây 2 đường dẫn lên nếu mặt bằng rộng hoặc xây 1 bên để tiết kiệm diện tích sau khi rửa xong thì lùi xe lại cũng được.
Trường hợp không xây thành lên mà đào hố
Với trường hợp nếu bạn không xây thành lên mà lại đào rãnh sâu xuống dưới thì kích thước cơ bản cũng như vậy.
Với chiều rộng của đường hầm rửa xe vào khoảng 1m, chiều sâu vào 1-1,2m là vừa tùy thuộc chiều cao người thợ rửa xe.
Lưu ý : Với phương án này phải thiết kế hệ thống thoát nước kỹ hơn bởi vì nước và chất bẩn sẽ
Giải pháp lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe tiết kiệm chi phí
Nếu bạn còn băn khoăn về việc có nên xây dựng bệ bê tông để rửa xe thì có thể tham khảo giải pháp lâu dài và an toàn hơn là lắp đặt cầu nâng.
Xem chi tiết: Giá bán cầu nâng rửa xe ô tô – Cập nhật mới nhất
Cầu nâng rửa xe hiện có hai loại cơ bản là dòng sản phẩm cầu nhập khẩu của Ấn Độ và cầu rửa xe của nội địa. Cầu nâng rửa xe Ấn Độ thì có giá thành cao hơn khoảng 60-70 triệu, còn cầu rửa xe 1 trụ Việt Nam có giá rẻ hơn dao động khoảng 55 – 60 triệu. Nếu bạn có ít vốn có thể mua cầu nâng rửa xe Việt Nam về lắp đặt.
Cầu nâng rửa xe Việt Nam có mức giá mềm hơn nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng, công năng sử dụng và an toàn. Thực tế loại sản phẩm này được khá nhiều tiệm rửa xe hơi cũng như gara tin dùng.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cách xây cầu rửa xe và một số gợi ý cho các nhà đầu tư. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.
Xem thêm video tham khảo về cách sử dụng cầu nâng rửa xe thủy lực: