Tóm tắt bài viết
Theo một số nghiên cứu của Anh đã chỉ ra rằng khói bụi trong chính căn phòng của mình nguy hại hơn rất nhiều so với khói bụi nhà máy. Chính vì thế, cần phải có biện pháp vệ sinh không gian sống ngăn ngừa bệnh tật nguy hiểm.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra bụi trong nhà rất nguy hiểm
Ở Anh mỗi năm có khoảng 40.000 người chết do khí thải vàcó 90% là dành thời gian ở trong nhà. Những người ở nhà nhiều chủ yếu là trẻ nhỏ, người già, người bệnh…và đây à những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà.
Theo WHO, khói bụi không gian sống có liên quan đến khoảng hơn 900.000 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi.
Ở những nước chậm phát triển, ô nhiễm không khí trong nhà gây ra khoảng 4% gánh nặng bệnh tật và làm tăng nguy cơ mất trí nhở ở người lớn tuổi. Ô nhiễm không gian sống chủ yếu là bụi thông thường. Một khảo sát tại EPA của Hòa Kỳ chỉ ra diện tích nhà ở 450m2 sẽ chứa được tới 18kg bụi/năm. V
Những hạt bụi lo ti được tích lũy ở màn, gối, khăn, vải bọc ghế, nội thất trong nhà. Ngoài ra còn tích ở lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, đồ ăn… Những thứ này tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển gây bệnh. Ngoài ra, các loại chất tẩy rửa, dung môi, sơn, khói sưởi… cũng khiến ô nhiễm không gian sống.
Tóm lại: Bụi bẩn trong nhà rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với khói bụi ngoài đường, nhà máy. Trong khí chúng ta dành 60% thời gian ống ở môi trường trong nhà, do đó việc làm sạch không khí rất cần thiết.
Phương pháp làm sạch bụi bẩn ô nhiễm tại nhà
Giữ không gian sống thoáng đãng: Mở cửa số để gió, nằng vào phòng, không nên đóng cửa kín cửa, bởi lượng oxy mới không vào nhà, lượng dioxit không thoát ra ngoài.
Hút bụi thường xuyên : Sử dụng máy hút bụi thường xuyên , ít nhất 3 lần 1 tuần để giữ cho ngôi nhà sạch sẽ, không bụi bặm.
Để vật nuôi luôn sạch sẽ: Nếu gia đình có nuôi thú cưng nên vệ sinh, tắm rửa, chải lông, hút bụi và lau sàn nơi chúng nằm ngủ.
Tránh các loại nấm mốc: Một số khu vực gác mái, tầng hầm, hoặc bồn rửa chén, phòng tắm và các chất hữu cơ như gỗ, thảm và thực phẩm… nấm mốc dễ phát triển, bay vào không khí gây ra ngứa ngáy, bệnh về hô hấp. Do vậy, nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển.
Dùng các chất tẩy rửa tự nhiên: hạn chế dùng chất tẩy công nghiệp, dùng những loại chất tẩy rửa hữu cơ không gây hại cho chính bản thân người dùng và môi trường. Tận dụng công dụng tẩy chất bẩn của chanh, giấm, bột nở – những nguyên liệu có sẵn trong nhà để pha chế chất tẩy rửa
Lọc không khí bằng cây xanh: trồng cây xanh trong nhà không chỉ cung cấp độ ẩm thích hợp mà còn lọc hiệu quả các độc tố như benzen (trong khói thuốc lá), formaldehyde (thường có trong đồ nhựa hoặc thảm trải sàn).
Tắt quạt thông gió khi không cần thiết: Quạt thông gió làm việc suốt ngày đêm sẽ gián tiếp sản sinh ra các khí độc như cacbon monoxit gây nguy hại tới sức khỏe của gia chủ. Do đó nên hạn chế sử dụng, tránh những rủi ro đáng tiếc.
Loại bỏ mùi khó chịu từ thực phẩm: Các loại thực phẩm chế biến cho bữa hàng ngày cũng có thể là một nguyên nhân gây mùi khó chịu trong nhà. Nên dùng máy hút mùi khí khi nấu ăn để đẩy hết mùi thực phẩm trong quá trình chế biến. Bỏ hết rác ngay khi ăn uống và nếu cần thiết nên bọc túi rác trong nhiều lớp túi.
Tham khảo dòng máy htus bụi 35l thích hợp dùng cho gia đình, nhà xưởng, trường học quy mô nhỏ.
Một số thông tin về khói bụi ô nhiễm trong nhà, hi vọng hữu ích cho các bạn