Các loại máy đánh bóng xe ô tô chuyên dụng trên thị trường

Máy đánh bóng xe hơi là thiết bị chuyên dùng để đánh bóng bề mặt sơn xe ô tô, dùng kết hợp với xi đánh bóng chuyên dụng để đảm bảo bề mặt vỏ xe luôn như mới. Vậy các loại máy đánh bóng xe ô tô hiện nay trên thị trường gồm những loại nào? Dành chút thời gian theo dõi để hiểu rõ hơn quý khách hàng nhé!

Các loại máy đánh bóng xe ô tô hiện nay

Máy đánh bóng xe ô tô
Máy đánh bóng xe ô tô

Hiện có 2 dòng máy đánh bóng xe ô tô được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc xe hơi bao gồm: Máy đành bóng xoay tròn và máy đánh bóng quỹ đạo.

Máy đánh bóng xoay tròn (máy đánh bóng đồng tâm)

Máy đánh bóng xoay tròn
Máy đánh bóng xoay tròn

Máy đánh bóng đồng tâm là máy có lực đánh bóng hình thành bằng việc xoay tròn đĩa đánh bóng quanh 1 tâm cố định.

Ưu điểm

  • Xóa những vết xước sâu, thường dùng cho đánh bước 1 với phớt đánh bóng màu xanh nước biển hoặc phớt lông cừu
  • Đánh những bề mặt sơn cứng đầu: Bề mặt sơn nguyên bản lâu ngày, bề mặt sơn xe đã từng phủ gốm

Nhược điểm

  • Lượng nhiệt truyền xuống bề mặt sơn theo tâm thẳng đứng cao, dễ gây hỏng sơn nếu dùng tốc độ cao
  • Khi sử dụng với lông cừu thường dễ gây ra xước quầng xoáy

Khuyên dùng

  1. Tốc độ của máy đánh bóng thường có 6 tốc độ, dao động từ 600 – 4000 vòng/ phút
  2. Nên sử dụng với tốc độ giao động 600-2000 vòng/phút (Tương ứng số 1 – 4)
  3. Không tỳ đè quá nặng trong quá trình đánh bóng.

Máy đánh bóng quỹ đạo (máy đánh bóng lệch tâm)

Máy đánh bóng quỹ đạo
Máy đánh bóng quỹ đạo

Máy đánh bóng quỹ đạo là loại máy mới, động cơ máy tạo ra chuyển động xoay tròn cho trục chính như máy Rotary. Lực xoay tròn sẽ được chuyển xuống một đĩa lệch tâm để tạo ra quỹ đạo ngẫu nhiên. Đĩa lệch tâm sẽ có 1 miếng sắt để tạo ra đối trọng cho chuyển động lệch tâm được thẳng.

Vì vậy, đĩa đánh bóng sẽ chuyển động theo 2 chiều. Một là tự xoay tròn, hai là xoay tròn theo trục trung tâm. Nhờ đó mà đĩa đánh bóng chuyển động theo nhiều quỹ đạo khác nhau và ít truyền nhiệt xuống bề mặt sơn hơn

Đặc điểm

Đầu máy đánh bóng lệch tâm
Đầu máy đánh bóng lệch tâm
  • An toàn khi sử dụng, ít gây hỏng sơn
  • Hiệu quả khi dùng để đánh bóng hơn là xử lý về trầy. Do cấu tạo gồm 2 trục chuyển động nên khi bị đè bởi áp lực lớn, miếng pad đánh bóng sẽ gần như không chuyển động mà chỉ rung vì vậy không gây ra hiện tượng cháy sơn
  • Thường được xử dụng trong bước 2 (phớt màu xanh lá câu) và bước 3 (phớt màu đỏ)
  • Chuyên dùng để xóa xước xoáy mà bước 1 đánh không hết.
  • Quỹ đạo lệch tâm: thường là 8 – 21mm. Hiện nay thường dùng máy có độ lệch quỹ đạo lớn như 21mm sẽ tăng phạm vi đánh bóng lên.

Nhược điểm

  • Xử lý các vết trầy xước xâu hay bề mặt sơn cứng chậm
  • Làm việc bị rung, nhanh mỏi tay trong quá trình đánh bóng
  • Tốc độ máy: 2500-9000 giao đông/ phút

Hướng dẫn sử dụng máy đánh bóng đúng cách

sử dụng máy đánh bóng đúng cách
Sử dụng máy đánh bóng đúng cách

– Lựa chọn đế đánh bóng phù hợp với máy. Lắp đế thật chắc vào máy

– Lựa chọn pad phù hợp. Bán pad vào đế và bôi hóa chất đánh bóng lên pad

– Lựa chọn tốc độ nhỏ nhất (tốc độ 1) để bôi đều hóa chất lên bề mặt cần đánh bóng. Máy lệch tâm sẽ bôi hóa chất đều và mỏng hơn rất nhiều so với việc bôi bằng tay

– Lựa chọn tốc độ từ 3-6 phù hợp với nhu cầu.

  1. Để cắt, làm phẳng bề mặt (cutting): dùng tốc độ 5 hoặc 6 và lựa chọn Pad phù hợp (pad bước 1)
  2. Để đánh bóng hoàn thiện bề mặt (polishing): Dùng tốc độ 3 hoặc 4 lựa chọn Pad phù hợp (Pad bước 2, bước 3)

Lưu ý: Khi dùng máy đánh bóng lệch tâm, lưu ý là phải giữ cho miếng pad thật phẳng với bề mặt và áp lực đè vừa phải, không quá nặng.

>>> Xem chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn sử dụng máy đánh bóng ô tô

Trên đây là thông tin về các loại máy đánh bóng. Khách hàng cần mua máy đánh bóng ô tô hoặc muốn hỗ trợ kỹ thuật khi sử dụng loại máy đánh bóng này vui lòng liên hệ Tearu qua Hotline: 0983 690 096.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *