Tóm tắt bài viết
Vì sao lại nói hông lốp – Nơi hư hỏng không thể sửa chữa, bởi hông lốp đóng vai trò tăng độ ổn định và độ bền tổng thể của lốp. Khi hông lốp gặp vấn đề việc vá hay tiếp tục di chuyển rất nguy hiểm, chi tiết bạn có thể theo dõi ngay nội dung mà TEARU chia sẻ sau đây.
Hông lốp – Nơi hư hỏng không thể sửa chữa
Hông (thành) lốp là phản thẳng bên cạnh lốp xe, có chất liệu tương tự như bề mặt lốp, bao phủ các sợi bố. Ngoài việc cung cấp những thông số, thành lốp còn có tác dụng tăng độ ổn định và độ bền tổng thể của lốp. Khi xe di chuyển, phần hông lốp luôn trong trạng thái đàn hồi linh hoạt để hấp thụ các tác động khi đi trên mặt đường xấu như ổ gà, gờ giảm tốc… Bởi nhiệm vụ này, hông lốp không thể làm dày như mặt lốp hoặc cứng như mặt lốp, khi thấy hông lốp không còn đàn hồi.
Khi hông lốp bị hư hại, cấu trúc của lốp xe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu vá và tiếp tục di chuyển, lốp có thể bị nổ, khiến xe mất kiểm soát và gây tai nạn.
Khi thủng lốp vì cán đinh
- Các tài xế có thể bơm căng bánh tạm để di chuyển trên một đoạn nhỏ, cho đến khi tìm thấy dịch vụ sửa lốp. Nếu bơm bánh nhưng vẫn bị xuống hơi nhanh, giải pháp nhanh chóng là dùng bộ vá dùi, vá nấm hoặc thay bánh dự phòng.
- Lốp có thể hoàn toàn được vá và di chuyển an toàn khi vị trí cán đinh là trên bề mặt tiếp xúc với đường, trong trường hợp bị rách, thủng ở bên hông lốp, đa phần lốp không còn an toàn để sử dụng nữa.
Vết thủng/rách ở vị trí sát cạnh lốp và ở phần hông
- Vị trí có thể và là phần giữa bề mặt lốp, nếu vết thủng/rách ở vị trí sát cạnh lốp và ở phần hông, chủ xe cần phải thay thế lốp ngay.
- Tuy nhiên, nếu bên hông lốp chỉ bị cứa phần bề mặt khoảng 1- 2mm, diện tích nhỏ chưa “ăn” vào phần sợi bố, lốp có thể được tiếp tục sử dụng nhưng chủ xe cần lưu ý theo dõi mức áp suất trong mỗi lần chạy, nhằm đảm bảo hông lốp không bị mất hơi quá nhanh. Trong trường hợp xuống hơi nhanh hơn các bánh khác, cần thay lốp càng sớm càng tốt.
Hông lốp bị phình bong bóng
- Bên cạnh rách bên hông lốp, một trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến lốp xe khác là hông lốp bị phình bong bóng, nổi “cục u” lớn. Hiện tượng này do các lớp bố hông lốp đã hư hại, khiến cấu trúc bên trong bị ảnh hưởng những phần cao su bọc bố lốp vẫn chưa bị thủng, nên áp suất bên trong lốp đã “thổi căng” vị trí bị hư hại.
- Trường hợp này lốp không còn an toàn để sử dụng, có thể bị nổ bất cứ lúc nào, thay lốp là giải pháp duy nhất.
Tham khảo ngay bài viết liên quan Khi nào thì nên hay mới lốp xe
Cách bảo vệ hông lốp xe
Cách lái và chăm sóc xe của tài xế ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ hư hại hông lốp. Để giảm thiểu tỷ lệ này, tài xế cần trang bị đồng hồ bơm lốp xe ô tô để bơm và đo áp suất xe theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.
Khi lái xe nên tránh các ổ gà, hạn chế lái lên trên lề, nếu không có thể tránh tình huống này thì tài xế cần giảm tốc độ. Đỗ xe sát lề một cách cẩn thận để tránh lề đường có thể làm xước hoặc hư hại bánh xe. Cuối cùng, nên hạn chế đỗ xe ngoài năng, khiến lốp tiếp xúc với tia UV gây hiện tượng lão hóa sớm.
Định kỳ kiểm tra lốp để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào như: Nứt, móp, cạnh sắc hoặc bất thường nào khác, nếu thấy bất kỳ vết hỏng nào, bạn cần thay lốp ngay lập tức. Phanh gấp và tăng tốc đột ngột có thể tạo ra căng thẳng lớn cho lốp, làm tăng nguy cơ hỏng hóc.
Khi không sử dụng, đảm bảo lốp được lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với tác động môi trường bên ngoài. Đảm bảo sự mài mòn đều đặn trên tất cả các lốp, bạn nên xoay vị trí lốp sau một khoảng thời gian nhất định. Bằng cách tuân thủ các biện pháp trên có thể tăng tuổi thọ và hiệu suất của lốp xe, đồng thời đảm bảo an toàn cho hành trình của mình.
Những chia sẻ trên về việc hông lốp – Nơi hư hỏng không thể sửa chữa, nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 0982 690 096 để được tư vấn cụ thể bạn nhé!