Tóm tắt bài viết
Khi nào cần thay bố thắng xe máy? Đây chắc là thắc mắc chung của khá nhiều khách hàng. Việc hiểu và nắm rõ nguyên lý hoạt động cùng với những hư hỏng xảy ra với bố thắng sẽ giúp chúng ta vận hành phương tiện một cách an toàn và hiệu quả hơn nhiều.
Tìm hiểu về bố thắng xe máy
Bố thắng xe máy hay còn được biết đến là má phanh xe máy, đây là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc di chuyển của xe. Có thể nói bố thắng xe máy là bộ phận có ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của phương tiện trong quá trình sử dụng.
Cấu tạo của bố thắng xe máy gồm những gì?
Bố thắng xe máy được tạo thành từ 2 bộ phận là bộ điều khiển và bộ phanh. Trong đó phanh xe cũng được chia làm phanh trước và phanh sau. Về vị trí các phanh thì xe ga sẽ được trang bị phanh ở 2 bên tay tay lái cùng với đó các dòng xe số sẽ được trang bị phanh chân và phanh tay tương ứng.
Theo đó, cấu tạo của 2 loại phanh đều tương đối đơn giản, cụ thể như sau:
- Phanh tay: Gồm dây phanh, vỏ ruột cũng như hệ thống ốc siết dây phanh.
- Phanh chân: Gồm bộ tán hiệu chỉnh, cây sắt điều khiển, lò xo hoàn lực và bàn đạp phanh.
- Bố thắng xe máy được chia làm 2 loại chính, đó là bố thắng đĩa và bố thắng đùm. Một bố thắng chất lượng sẽ được tạo thành từ hỗn hợp của bột đồng và bột nhôm cùng những quy chuẩn chất lượng nhất định.
Nguyên lý hoạt động của bố thắng xe máy
Thông thường, khi phanh không được sử dụng, hai má thắng sẽ ép sát vào cam thắng. Do có 2 lò xo hoàn lực nên lòng đùm lúc này sẽ quay tự do. Mỗi khi bóp phanh, vòng xoay sẽ xoay phanh má phanh. Lúc này, thông qua phanh xe, các mấu lồi của cam thắng sẽ đẩy hàm thắng ép sát vào lòng đùm tạo ra sự má sát khiến bánh xe không quay được như bình thường.
Khi nào cần thay bố thắng xe máy?
Chỉ sau một thời gian hoạt động tình trạng bố thắng hay má phanh xe máy đều bị mài mòn do ma sát. Đặc biệt trong điều kiện di chuyển tại các khu vực mật độ giao thông lớn hay những đoạn đường không bằng phẳng. Đó là lúc người sử dụng nên cân nhắc về việc nên thay thế một chiếc bố thắng mới để bảo đảm tính chính xác, kịp thời của thao tác phanh xe.
Các dấu hiệu nhận biết đã đến lúc thay bố thắng xe máy:
Khi nhận thấy độ trễ của thao tác phanh xe từ lúc bạn bóp thắng cho đến lúc có tác động đến vận tốc xe.
Khi phải di chuyển liên tục trong đoạn đường từ đông đúc khiến người lái phải thắng xe liên tục. Hoặc một số đoạn đường có nhiều chướng ngại vật khiến người dùng nên hạ thấp vận tốc khi tránh né. Dĩ nhiên việc sử dụng thắng xe với tần suất thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến bố thắng xe máy nhanh bị mòn.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người điều khiển xe nên thực hiện thay thế bố thắng hoặc má phanh xe sau mỗi 15000km di chuyển.
Độ bền của bố thắng xe máy phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như sau:
- Tốc độ điều khiển của người lái.
- Trọng lượng người ngồi
- Chất liệu má phanh
- Xe sử dụng là xe mới hay xe cũ
- Nhiệt độ mặt đường xe lưu thông. Được biết, nhiệt độ trung bình mặt đường vào mùa hè vào khoảng 100 – 150 độ C
- Địa hình di chuyển.
- Phanh nhiều hay ít.
Kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ của bố thắng xe máy
Sau đây là một số kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ của bố thắng xe máy mà bạn nên biết:
1. Sử dụng đồng thời cả thắng sau và thắng trước với lực thắng tăng dần đều.
2. Đối với các dòng xe có thắng trước là thắng đĩa, người điều khiển nên tập thói quen đạp (bóp thắng) thắng sau trước rồi mới dùng thắng trước để bảo đảm sự an toàn. Vì lý do thắng đĩa sẽ làm đứng xe nên nếu đang đi nhanh mà dùng thắng đĩa trước thì rất dễ bị ngã. Chính vì thế nếu dùng xe có thắng đĩa trước thì bạn nên dùng thắng say trước để giảm tốc độ xe rồi mới dùng thắng trước.
3. Khi xuống dốc thì nên kết hợp với thắng bằng động cơ, cụ thể là trả về số thấp. Điều này sẽ làm giảm sự hao mòn của bố thắng.
4. Thường xuyên kiểm tra dầu thắng nếu xe trang bị phanh đĩa.
Tìm hiểu thêm: Tự ý thay đổi mâm xe có bị phạt không?
Trong trường hợp thay bố thắng mới, các bạn nên thay phụ tùng chính hãng để bảo đảm độ an toàn, chất lượng cũng như các bộ phận khác trong hệ thống phanh xe.