Rửa xe ăn chia có phải là cách tính lương tối ưu cho tiệm rửa xe không?

Rửa xe ăn chia là một trong những hình thức trả lương được nhiều đơn vị áp dụng. Để mọi người hiểu hơn về cách tính lương này, Tearu xin có một vài chia sẻ, mọi người cùng tham khảo.

Rửa xe ăn chia như thế nào?

Đây là cách trả lương theo số lượng mà nhân viên rửa được. Hiện cách tính lương rửa xe này phổ biến được nhiều chủ đầu tư mở tiệm rửa xe áp dụng.

Ưu điểm của hình thức trả lương này là thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn. Bởi vì người làm xác định được rằng càng rửa được nhiều xe thì lương tháng đó của họ sẽ cao hơn và ngược lại. Khi đó, mọi người ý thức được việc cần làm, chủ tiệm không cần phải “ kè kè” nhắc nhở, chỉ cần theo dõi khách hàng, ghi chép số lượng mà một ngày họ rửa được mà thôi để cuối tuần hoặc cuối tháng tính lương chính xác cho từng người.

rua xe an chia
Hình minh họa

Hình thức rửa xe ăn chia, có thể chia sẻ theo tỷ lệ 4/6 hoặc 3/7, tùy thuộc vào quy mô của từng trạm rửa xe.

Các bạn có thể hiểu nôm na về cách chia như thế này. Nếu rửa xe một lần là 50.000 đồng thì chủ tiệm sẽ được 35.000đ còn người rửa sẽ được 15.000đ -20.000đ.

Ngoài ra hàng tháng, chủ tiệm cũng hỗ trợ cho nhân viên rửa xe một khoản tiền nhỏ hàng tháng (2-5 triệu) tùy từng đơn vị, quy mô hoạt động….

Cách rửa xe ăn chia lý tưởng đến áp dụng cho tiệm rửa xe khi đã có lượng khách ổn định rồi. Thông thường thời gian ban đầu mới mở tiệm, lượng khách chưa nhiều, nếu áp dụng theo hình thức này, sẽ khó đảm bảo thu nhập cho người thợ, khó giữa chân nhân viên, dẫn đến tình trạng nhân sự biến động thường xuyên.

Rửa xe liệu có là phương pháp tối ưu hay không?

Hình thức này có tối ưu hay không phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của từng tiệm. Nó có ưu điểm cũng có nhiều những hạn chế nhất định. Thực tế nó áp dụng thành công cho nhiều đơn vị kinh doanh rửa xe, tuy nhiên chúng ta không thể áp dụng cứng nhắc chỗ này chỗ kia được vì tiệm rửa xe khác nhau.

rua xe an chia 1
Hình minh họa

Trong trường hợp nếu không thể áp dụng được hình thức rửa xe ăn chia 4/6. 3/7 thì mọi người có thể áp dụng hình thức trả lương theo tháng. Mức lương cho thợ rửa xe dao động từ 3-5-7 triệu/ tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng của mỗi người.

Lời khuyên: Chủ tiệm nên tham khảo các hình thức trả lương cho nhân viên rửa xe, tự đánh giá rồi đưa ra phương án cho hợp lý với từng thời điểm của tiệm.  Với người lao động, đáp ứng được thu nhập, đảm bảo cuộc sống, cho họ một môi trường làm việc tốt, họ sẽ gắn bó lâu dài với mình.

Một số thông tin chia sẻ về hình thức rửa xe ăn chia, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Chia sẻ của bạn Nguyễn Minh Anh trong nhóm HỘI NHỮNG NGƯỜI LÀM NGHỀ RỬA XE-CHĂM SÓC XE VIỆT NAM mọi người có thể tham khảo. 

rua xe an chia 4

” Trong sử dụng người lao động để không phải nhắc nhở kiểm soát bạn nên áp dụng chia sẻ lợi nhuận theo số lượng (văn phòng, viên chức gọi là kpi) kết hợp lương cứng + thâm niên+ chuyên cần kiểu lương 3p

Ví dụ: Bạn trả lương cứng 3 triệu để duy trì mức sống tối thiểu, để giữ người lâu bạn nên trả thâm niên ( từ 3 năm trở lên mối năm bạn trả thêm 1 khoản tiền cộng vào lương, có thể tính phần trăm trên lương cơ bản, mỗi năm thêm 1% trên lương cơ bản. Càng lâu năm lương thâm niên càng cao, người lao động sẽ k muốn bỏ việc) lương chuyên cần là để người lao động k tự ý nghỉ với lý do nào đó ( vì đã xin nghỉ thì lý do nào cg to) tránh việc nghỉ tùy tiện bạn quy định tháng được nghỉ 1 ngày. Nếu đi đủ số ngày quy định b trả thêm 100k chẳng hạn. Nếu nghỉ quá số ngày quy định b cắt tiền chuyên cần. Nếu k nghỉ buổi nào mà đi làm vượt số ngày b thưởng thêm thường là bằng thêm nửa ngày công, ngày lễ 100% ngày công cộng thêm.

Bây h là phần ăn chia theo KPI:

VD b tính toán chi phí 1 tháng bao nhiêu xe là đủ chi phí (phí thuê nhân công, bến bãi, luật lá, lãi xuất ngân hàng, lợi nhuận kì vọng. B chia số đó cho số tiền để rửa 1 con xe (thường 50k) ra tổng số xe 1 tháng. Từ đó b xây dựng KPI. Ví dụ 1 tháng tối thiểu 450 xe. Nếu tháng đó chỉ có 450 xe thì ăn lương cơ bản, cộng thâm niên cộng chuyên cần k có thưởng. vượt 450 xe thì b thưởng mỗi xe bao nhiêu tiền đó, vd như 30/70.

Thưởng thì sẽ có phạt

Như khách chê thái độ phục vụ, chê rửa xe bẩn, làm xước xe khách bạn căn cứ để xây dựng mức trừ vào lương ( b thấy cái j lm b đau đàu thì b cho nó vào phần thưởng hoặc phạt để m k mất công kiểm soát mà nv vẫn hăng say lm việc.

Lưu ý khi áp dụng.

1. Chỗ b làm phải đảm bảo số xe nhất định nào đó r thì mới áp dụng đc. Khi mới mở ra b cần tiếp thị quảng cáo để mọi ng đến rửa xe đông. Ít xe quá lương ng lao động k đủ sống họ sẽ k lm vs m. B nên xem lại địa điểm, và chất lượng dịch vụ của m tại sao vẫn k có nhiều khách?

2. Khi áp dụng b cần linh hoạt theo giai đoạn. VD nhấn viên hay nghỉ tùy tiện b có thể xây dựng tiền chuyên cần cao lên để họ cân nhắc có nên nghỉ hay k, nếu nghỉ mất tiền chuyên cần. Nhân viên hay nhẩy việc b nên xem lại mức lương cơ bản, hay thâm niên.

3.Nên cho nhân viên có 1 ngày nghỉ thực sự, vì lm nhiều k có tg cho cs ng LĐ sẽ dễ căng thẳng mất năng lượng lm việc.

4. Nếu nv dưa việc cho nhau thì phải xây dựng kpi riêng cho từng đứa ông nào rửa đc xe nhiều hơn thì lương cao hơn, thế là tranh nhau lm.

5. Nếu muốn khách có ấn tượng, bạn xây dựng chế độ chăm sóc khách hàng. Bằng thẻ hội viên thân thiết ưu đãi nhiều”

Thông tin thêm: Tư vấn mở cửa hàng rửa xe máy chi tiết từ A – Z cho người mới làm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *