Xử lý sự cố sụt lún khi lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô

Trong thời gian qua, có rất nhiều khách hàng gọi điện, inbox về cho Tearu để xin tư vấn và hướng giải quyết cho tình trạng sụt lún khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô. Để giải đáp cho khách hàng, trong bài viết dưới đây, kỹ thuật viên của Tearu xin chia sẻ một số vấn đề cụ thể như sau.

Xử lý sự cố sụt lún khi lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô

Xử lý sự cố sụt lún khi lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô
Xử lý sự cố sụt lún khi lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô

Theo các chuyên gia chia sẻ ở những vùng địa chất không ổn định, vùng đất yếu, đất bồi gần sông hồ…thì dễ xảy ra tình trạng bị lở, lún sụt. Vì thế khi đào móng lắp đặt cầu nâng, kỹ thuật viên cần phải lưu ý một số điểm như sau.

Xử lý móng để tránh lún sụt khi lắp đặt cầu nâng rửa xe

Phương án 1: Đào móng sâu và to hơn

Đào móng sâu và to hơn
Đào móng sâu và to hơn

Ở những vùng địa chất ổn định, khi đào xuống độ sâu hơn 2m và chỉ cần đổ khoảng 30cm bê tông mác cao là được rồi. Tuy nhiên với những khu vực đất yếu, dễ sạt lở, lún sụt cần đào sâu và to hơn bình thường khoảng 50-60cm nữa, sau đó đổ bê tông mác cao gia cố thêm vỉ thép.

Bởi theo các nhà chuyên môn, khi diện tích tiếp xúc càng lớn thì độ chịu lún càng cao.

Phương án 2: Đóng cừ chàm hoặc cọc tre

Đóng cừ chàm hoặc cọc tre
Đóng cừ chàm hoặc cọc tre

Để gia cố nền móng cho giàn nâng rửa xe 1 trụ, kỹ thuật viên cần đóng cừ tràm hoặc cọc tre xuống với độ sâu đủ lớn, giống như ép cọc vào móng nhà. Việc ép cọc xuống để nó tiếp xúc được tầng địa chất, chịu tải hạn chế tình trạng lún sụt.

Với diện tích 1m2 thì số lương cây ép tiêu chuẩn là 25 cọc. Tuy nhiên lưu ý rằng, điều này trong thực tế thì hơi khó vì hầu hết ép thủ công nên để ép được số cọc như thế này trên diện tích đo cũng không đơn giản. Kinh nghiệm là đóng càng dày thì khả năng chịu lực càng tốt.

Về chiều dài của các cọc tre khoảng 2,5m là được rồi Tiết diện của cọc tre bình quân khoảng 15cm.

Sau khi ép cọc xong thì đổ 1 lớp về tông mác 300 (#300) lên bề mặt cùng cốt thép (phi 12-14 là được) để tăng độ chịu kéo (Lực khi tác động xuống bề mặt bê tông đáy móng là lực nén theo phương thẳng đứng).

Một số lưu ý:

  • Không nên sử dụng cọc quá dài, vì càng dài khả năng chịu lực yếu và khó đóng.
  • Biện pháp gia cố nền móng thủ công này thì khả năng chịu tải chỉ khoảng 4 tấn.
  • Nếu muốn chắc chắn thì dùng phương án ép cọc ly tâm, biện pháp này thì tốn kém chi phí.

Trường hợp lắp đặt xong đang sử dụng gặp sự cố

Sau lắp đặt mà vẫn bị sự cố thì nên kiểm tra để xử lý
Sau lắp đặt mà vẫn bị sự cố thì nên kiểm tra để xử lý

Đối với những trường hợp gặp sự cố như này, để đảm bảo về lâu dài và tránh những rủi ro đáng tiếc cho người và tài sản thì chủ đầu tư cần phải tháo gỡ, gia cố lại móng theo phương án 1 hoặc 2 trên, sau đó lắp đặt lại.

Lời kết

Việc lắp đặt cầu nâng cần phải làm đúng kỹ thuật, nhất là khâu thăm dò địa chất và làm đào hố móng. Vì thế, để đảm bảo tránh “ tiền mất tật mang” chủ đầu tư cần lựa chọn những đơn vị chuyên lắp đặt cầu nâng, có kinh nghiệm khi đưa ra biện pháp thi công phù hợp.

Click xem ngay: Bảng giá cầu nâng 1 trụ chuyên rửa xe ô tô

Tham khảo dịch vụ của công ty TEARU

TEARU luôn tư vấn giải pháp toàn diện khi lắp cầu nâng
TEARU luôn tư vấn giải pháp toàn diện khi lắp cầu nâng

Công ty TEARU là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe. Với đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, đầu tư trang thiết bị, Tearu đã tư vấn và lắp đặt cầu nâng cho nhiều trung tâm, tiệm rửa xe lớn trên toàn quốc. Quý khách hàng có nhu cầu có thể tham khảo dịch vụ bên công ty.

Dịch vụ của Tearu:

  • Lắp đặt cầu nâng 1 trị rửa xe
  • Dịch vụ đào hố móng và cung cấp vật tư hố móng
  • Dịch vụ di dời, lắp đặt cầu nâng cũ.

Trên đây là các thông tin hướng dẫn xử lý sự cố sụt lún khi lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô, chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *