[Hướng Dẫn] Cách sửa chữa và bảo dưỡng máy ra vào lốp đúng kỹ thuật

Ở thời điểm hiện tại, máy ra vào lốp là thiết bị khá phổ biến và quan trọng ở các tiệm sửa chữa xe máy cũng như gara ô tô. Chúng giúp cho việc tháo, lắp sửa chữa lốp xe của những người thợ sửa chữa trở nên dễ dàng, tốn ít công sức và thời gian hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, việc phát sinh các lỗi đối với loại thiết bị này là điều khó tránh khỏi. Tham khảo ngay những lỗi phát sinh và cách sửa cũng như hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ với máy ra vào lốp mà chúng tôi cung cấp dưới đây!

Các lỗi thường gặp và cách sửa chữa máy ra vào lốp

Các lỗi thường gặp và cách sửa chữa máy ra vào lốp
Các lỗi thường gặp và cách sửa chữa máy ra vào lốp

Thông thường, máy móc trong quá trình hoạt động khó có thể tránh được những lỗi phát sinh từ cả những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khác nhau… Dưới đây là những sự cố thường xảy ra cũng như cách sửa chữa máy ra vào lốp trong quá trình sử dụng mà bạn nên biết.

1. Cháy cầu chì

Cháy cầu chì của máy tháo lốp tại các cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy xuất phát từ ba nguyên nhân chính bao gồm: đứt dây điện ngầm, bàn đạp của thiết bị chập mạch điện và mô tơ của máy chập.

Trong trường hợp này, cách xử lý như sau:

  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đường dây điện của máy.
  • Sau đó kiểm tra bàn đạp chân, nếu đúng là bàn đạp chân bị chập mạch các bạn cần thay bàn đạp mới cho máy.
  • Trong trường hợp sự cố không nằm ở cả dây điện và bàn đạp cần tiến hành kiểm tra mô tơ xem có bị chập không, trong trường hợp có cần thay mô tơ mới cho máy.

2. Không điều chỉnh bàn đạp trở về vị trí giữa

Nguyên nhân của việc không thể điều chỉnh được bàn đạp về vị trí giữa được là do lò xo điều khiển bàn đạp của máy đã bị đứt. Đối với lỗi này các bạn chỉ cần thay lò xo mới là được.

3. Không tháo được lốp được

Máy không tháo được vỏ lốp là do bộ giảm thanh của máy bị tắc. Để sửa lỗi này của thiết bị sau khi đã kiểm tra bộ giảm thanh của máy để xác định chắc chắn máy đang bị lỗi ở đây cần thay bộ giảm thanh mới là máy có thể hoạt động lại bình thường.

4. Mâm quay tự định tâm không quay và có tiếng kêu trong mô tơ

Mâm quay tự định tâm không quay và có tiếng kêu trong mô tơ
Mâm quay tự định tâm không quay và có tiếng kêu trong mô tơ

Nguyên nhân dẫn đến hai trường hợp này đó chính là do mô tơ quay theo 2 chiều. Đối với trường hợp này cần kiểm tra đường dây điện của phích cắm và bộ điều khiển ở bàn đạp để tìm ra nguyên nhân dẫn tới mô tơ quay theo hai chiều, sau đó thay mô tơ mới.

5. Vòng tháo lốp tự định tâm không quay

Trong trường hợp vòng tháo lốp tự định tâm không quay có hai nguyên nhân dẫn đến đó là gioăng xi lanh của máy bị mòn hoặc hỏng do thời gian sử dụng đã quá lâu và do điều khiển bàn đạp chân bị hỏng của máy bị hỏng. Thay mới là giải pháp hữu hiệu duy nhất cho cả hai trường hợp này.

6. Mâm quay tự định tâm của máy không tháo được lốp

Lỗi này là do Trùng dây curoa dẫn động. Cách khắc phục là kiểm tra và tiến hành căng lại dây curoa hoặc sử dụng dây mới.

7. Không điều khiển được đầu tháo lốp của máy

Khi máy xảy ra lỗi này đầu tháo lốp của máy thường không nâng lên được hoặc có nâng được lên thì lại nâng lên quá cao. Lỗi này xảy ra là bởi khi sử dụng người thợ không đặt hệ thống khóa chặt. Cần điều chỉnh lại ecu.

Xem thêm: Cách sử dụng máy ra vào lốp đúng kỹ thuật – Hướng dẫn từ chuyên gia!

Cách bảo dưỡng máy ra vào lốp định kỳ

Cách bảo dưỡng máy ra vào lốp hiệu quả
Cách bảo dưỡng máy ra vào lốp hiệu quả

Trong quá trình vận hành sử dụng, muốn hạn chế tối đa việc thường xuyên phải sửa chữa máy ra vào lốp cũng như để máy có thể hoạt động bền bỉ và ổn định đòi hỏi người dùng phải kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Cách bảo dưỡng định kỳ như sau:

– Trước tiên cần kiểm tra mức dầu trong cốc dầu thường xuyên, nếu mức dầu không đảm bảo để máy vận hành tốt thì các bạn cần bổ sung thêm dầu đến vạch tiêu chuẩn. Loại dầu sử dụng phải là dầu giảm xóc xe máy hoặc dầu máy khâu.

– Vệ sinh và thay thế lõi lọc tách nước định kỳ 6 tháng một lần. Và tiến hành điều chỉnh lượng dầu vào máy sao cho thích hợp (thông thường thì cứ 1 chu trình ép lốp các bạn sẽ nhỏ một giọt dầu).

– Lau sạch các vấu kẹp cũng như tra dầu vào 4 thanh trượt của máy. Cần tiến hàng lau sạch mâm quay hằng ngày ngay cả khi ngày hôm đó không sử dụng đến thiết bị.

– Thường xuyên kiểm tra và tiến hành vặn chặt tất cả các đầu nối, các chốt và ốc vít của máy.

– Thực hiện kiểm tra các mối nối trên ống hơi một cách thường xuyên.

– Vị trí đặt máy ra vào lốp sạch sẽ để tránh bụi bẩn bắt vào máy.

– Toàn bộ các mối nối chuyển động tương đối với nhau hoặc chuyển động ma sát cần phải được tiến hành bôi trơn bằng mỡ định kỳ mỗi tuần 1 lần.

Lưu ý:

  • Trước khi tiến hành công việc bảo dưỡng thiết bị các bạn cần ngắt tất cả nguồn điện được kết nối với máy.
  • Tuyệt đối không được dùng khí nén để làm sạch cho thiết bị.

Trên đây là cách sửa chữa máy ra vào lốp cũng như hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ thiết bị. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ gì thêm thì liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *