[Hướng Dẫn] Cách Lắp Đặt Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Ô Tô

Cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô phải đúng và chính xác. Bởi sự tỉ mỉ trong khâu lắp đặt là nền tảng để cầu nâng vận hành ổn định và đảm bảo được tuổi thọ của thiết bị. Vậy quy trình chuẩn lắp đạt cầu nâng là như thế nào? Trong quá trình lắp đặt cần lưu ý điều gì? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn.

Lựa chọn vị trí lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe

Cách Lắp Đặt Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Ô Tô
Cách Lắp Đặt Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Ô Tô

Với kích thước và yêu cầu vận hành của mình, cầu nâng ô tô 1 trụ cần một diện tích đủ lớn, thoáng để có thể hoạt động được hết công năng. Do đo, nhà đầu tư cần phải tính toán để xác định vị trí lắp đặt cầu nâng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt được các yêu cầu về thẩm mỹ. Cụ thể:

  • Bạn không nên đặt cầu nâng rửa xe ngay lối ra vào, ở chính giữa tiệm hay đặt ở những nơi nền đất yếu hoặc trần nhà quá thấp.
  • Khi làm hố móng cầu nâng, phần tâm cầu nâng cần cách xa tường tối thiểu 2 mét để đảm bảo diện tích hoạt động của cầu nâng.

Thăm dò địa chất nơi đặt ben nâng rửa xe oto

Thăm dò địa chất nơi đặt ben nâng rửa xe oto
Thăm dò địa chất nơi đặt ben nâng rửa xe oto

Thăm dò địa chất đất nền nơi đặt cầu nâng rửa xe ô tô là vô cùng cần thiết khi tiến hành đào hố móng lắp thiết bị.

Nếu tiệm xe đặt ở khu vực đất thịt có độ an toàn thì lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe tương đối dễ dàng. Nhưng nếu tiệm xe của bạn nằm ở những khu vực có địa chất mềm, dễ sạt lở, có mạch nước ngầm thì cần có biện pháp khắc phục gia cố bằng gỗ xà cử để đề phòng  lún sụt về sau.

Đào hố móng cầu nâng một trụ

Đào hố móng cầu nâng một trụ
Đào hố móng cầu nâng một trụ

Khi đã thăm dò và xác định được vị trí lắp đặt cầu nâng rửa xe thì tiến hành đào hố móng để dựng ty ben theo bản vẽ. Bước này tương đối đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ty nâng, giúp cầu nâng an toàn, ổn định trong suốt quá trình sử dụng.

Với câu nâng một trụ Ấn Độ, thì diện tích hố móng cần đào là 1m2 và chiều sâu là 2,2-1,5m. Ở giai đoạn này cũng cần đào rãnh dẫn dầu để kết nối với ty ben. Tiệm xe nhà bạn cũng có thể xây xung quanh lòng hố móng để gia cố thêm sự chắc chắn khí lắp đặt ty ben về sau.

Sau đó, đổ bên tông có độ dày khoảng 30cm để hoàn thiện phần hố mong cầu nâng một trụ.

Lưu ý: Phần bê tông sau khi đổ phải để trần tối thiểu 1 tuần rồi mới lắp đặt ty ben.

Cách lắp đặt ty ben cầu nâng 1 trụ rửa xe

Trồng ty nâng Ấn Độ
Trồng ty nâng Ấn Độ

Sau khi bê tông  rắn chắc, đạt tiêu chuẩn rồi, thì có thể đưa ty bên cầu nâng xuống hố móng bằng xe tự hành. Khi ty đã nằm trong hố móng, kỹ thuật viên sẽ sử dụng các công cụ đo thăng bằng ben ở vị trí cân bằng, đảm bảo cho cầu nâng có thể hoạt động ổn định, bền bỉ về sau.

Khi xác định được vị trí cân bằng của ty ben, sẽ tiến hành đổ cát vào hố móng rồi đổ nước để cát được lèn chặt trong lòng hố mong. Công đoạn này đòi hỏi tính chính xác cao nên khi thi công mọi người cần lưu tâm.

Lắp đặt bình chứa dầu và kết nối với ty nâng

Lắp đặt bình chứa dầu và kết nối với ty nâng
Lắp đặt bình chứa dầu và kết nối với ty nâng

Bước này, nhân viên kỹ thuật đặt bình dầu ở vị trí chắc chắn rồi kết nối với ty nâng thông qua ống dẫn dầu. Đầu còn lại kết nối với đầu cấp khí để tạo áp lực đẩy vào trong ty ben, để cầu nâng vận hành bình thương. Hoàn thiện công đoạn, kiểm tra, chạy thử xem ty nâng có làm việc ổn định không.

Lắp đặt bàn nâng vào ty ben

Lắp ráp bàn nâng âm nền
Lắp ráp bàn nâng âm nền

Sau khi lắp đặt ty nâng, tiến hàng lắp bàn nâng ty ben, bắt ốc cho chắc chắn. Công đoạn này gần như hoàn thiện. Việc còn lại, chủ đầu tư chỉ cần đổ mặt nền đẹp là có thể sử dụng cầu nâng.

Trên đây là một số chia sẻ về quy trình lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô chuẩn đảm bảo an toàn. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn. Các bạn muốn biết thêm chi tiết về cầu nâng một trụ rửa xe ô tô và tư vấn lắp đặt, liên hệ với chúng tôi để chuyên viên hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *