Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt đơn giản

Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt là gì? Đèn pha từ các xe hướng đối diện gây chói là tình huống nguy hiểm và có thể gây tai nạn nếu tài xế không làm chủ được vô-lăng. Khi găp tình huống này, tài xế sẽ có một số biện pháp xử lý, cùng tham khảo dưới bài viết này.

Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt

Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt
Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt

Giảm tốc độ, tránh nhìn thẳng vào đèn xe đối điện là cách để tài xế không bị “mù tạm thời” khi di chuyển trong đêm. Sau đây là một số cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt:

Giảm tốc độ, bám bên phải

Giảm tốc độ, bám bên ngoài xe
Giảm tốc độ, bám bên ngoài xe

Việc đầu tiên cần làm là giảm tốc độ. Chói mắt khiến tầm quan sát bị ảnh hưởng tạm thời và làm giảm tốc độ phản ứng của tài xế. Vì thế giảm tốc độ sẽ hạn chế khả năng xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, tài xế nên giữ khoảng cách hơn với xe đi phía trước, để có nhiều thời gian phản ứng hơn nếu xe phía trước phanh đột ngột.

Song song với giảm tốc, tài xế nên cố đưa xe bám về phía bên phải, nhưng cần phải bảo đảm không cản đường xe khác. Hướng sang phải sẽ giúp tài xế có thêm không gian xử lý, tránh xe xe ngược chiều.

Không nhìn trực tiếp vào đèn xe hướng đối diện

Không nhìn trực tiếp vào đèn xe hướng đối diện
Không nhìn trực tiếp vào đèn xe hướng đối diện

Một cách vô thức, tài xế thường có xu hướng nhìn vào nguồn sáng gây chói, khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, hãy tỉnh táo để ngay lập tức đánh mắt chếch sang phải, phần đườn đèn xe không chiếu đến để giảm chói.

Một mẹo nhỏ là hãy để ý vạch kẻ đường bên phải, hoặc lề đường với những con đường nhỏ. Với cách này, tài xế không bị chói mắt mà vẫn bảo đảm xe di chuyên trong đúng làn đường.

Vệ sinh kính và cần gạt nước

Nên vệ sinh kính và cần gạt nước
Nên vệ sinh kính và cần gạt nước

Những phần cần vệ sinh bao gồm kính lái, kính cửa (vệ sinh bên trong lẫn bên ngoài), gương chiếu hậu. Khi ánh sáng từ đèn xe truyền qua lớp kính chắn gió bẩn, tia sáng bị khúc xạ bởi lớp bụi trên xe, qua đó tăng độ chói của đèn.

Phần lưỡi cao su cần gạt nước trên kính lái có thể được vệ sinh bằng cách làm ẩm khăn sạch hoặc khăn giấy bằng nước rửa kính chuyên dụng, sau đó lau cho đến khi sạch. Nếu phần lưỡi cao su cũ hoặc lão hoá, ví dụ như bị rách hay cao su cứng lại, hãy thay thế.

Cách hạn chế đèn chói từ xe phía sau

Xe có gương chiếu hậu chống chọi tự động là phương án giải quyết hữu hiệu nhất trong tình huống này
Xe có gương chiếu hậu chống chọi tự động là phương án giải quyết hữu hiệu nhất trong tình huống này

Bên cạnh nguồn chói từ xe đối diện, tài xế còn phải đối mặt với những xe đi ngay phía sau và bật đèn xe chế độ chiếu xa. Khi ấy, tài xế sẽ bị chói ở cả gương chiếu hậu trong và ngoài xe.

Xe có gương chiếu hậu chống chọi tự động là phương án giải quyết hữu hiệu nhất trong tình huống này. Nhưng nếu xe không có tính năng này, tài xế có thể tránh chói ở gương hậu trong xe bằng cách gạt lẫy cơ nằm ở mép dưới của gương.

Với gương hậu bên ngoài, hiệp hội ô tô Mỹ (American Automobile Association – AAA) hướng dẫn cách chỉnh đúng như sau: tài xế áp đầu vào phần cửa xe bên trái đã đóng, chỉnh gương cho đến khi còn thấy một chút thân xe. Sau đó hướng người một khoảng cách tương đương về bên phải và thực hiện chỉnh gương bên phải tương tư.

Tìm hiểu thêm: Có nên cúng xe ô tô mới mua hay không?

Vừa qua, những thông tin về cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt mong rằng sẽ hữu ích cho mọi người. Nếu các bạn cần thêm thiết bị, dụng cụ rửa và chăm sóc xe chuyên nghiệp xin hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *